Cốc nguyệt san là sản phẩm thay thế băng vệ sinh truyền thống rất tốt. Có rất nhiều lợi ích mà cốc nguyệt sang mang lại cho chị em trong những ngày “đỏ dâu”.
Tuy nhiên có rất nhiều chị em mới chuyển sang dùng cốc nguyệt san hoặc đã dùng lâu rồi nhưng không lường trước được những khó khăn mà nó có thể gây hại cho bạn.
Dưới đây mình xin điểm qua 10 tác hại của cốc nguyệt san mà bạn cần biết để tránh hoặc dùng cốc nguyệt san an toàn hơn.
Cốc nguyệt san có nguyên hiểm không?
Cốc nguyệt san sinh ra để hỗ trợ tốt trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em, và nó đảm nhận rất tốt trong hành trình đó.
Hầu hết các trường hợp sử dụng cốc nguyệt san đều không nguy hiểm cho sức khỏe khi bạn tuân thủ đúng quy trình sử dụng, đọc rõ chi tiết về sản phẩm cũng như tìm hiểu về chất liệu của sản phẩm đó nữa.
Một đánh giá toàn diện của The Lancet cùng với 43 nghiên cứu điển hình về mức độ an toàn của cốc nguyệt san với 3.319 người tham gia. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cốc nguyệt san là một cách quản lý chu kỳ kinh nguyệt an toàn dành cho các chị em.
Ngoài ra, cũng không có bằng chứng nào cho thấy cốc nguyệt san nguy hiểm hơn các sản phẩm dành cho dành cho ngày “dâu” khác, chẳng hạn như tampon hay băng vệ sinh.
Tác hại của cốc nguyệt san
Các nhà nghiên cứu đã xác định các tác hại của cốc nguyệt san như sau:

Rò rỉ kỳ “dâu”
Với bất kỳ loại sản phẩm nào cho chu kỳ “dâu” đều có thể bị rò rỉ khi nó tràn đầy. Với cốc nguyệt san cũng vậy, bạn không theo dõi thường xuyên thì rất dễ bị tràn và gây ra hiện tượng rỉ kinh. Hoặc thậm chí bạn chọn loại cốc không vừa cũng gây ra hiện tượng này.
Cách khắc phục đó là bạn nên theo dõi chu kỳ “dâu” của mình thường xuyên để biết được thời điểm mà cốc đầy “dâu” rồi đổ cốc đi nhé.
Trước khi mua bạn cũng nên tham khảo về kích thước của cốc để phù hợp hơn với “cô bé” để khi về sử dụng không bị lỏng lẻo làm rò rỉ kinh.
Ngoài ra, trong quá trình dùng cốc, bạn không nên xoay cốc vì điều này vẫn có thể làm rò rỉ kinh đấy nhé.
Đau rát “vùng cấm”
Bất cứ một thứ gì đưa vào “vùng cấm” cũng đều có thể gây xay xác, đau rác thậm chí là rách “cô bé”. Nguyên nhân có thể bạn đã nhét cốc vào rất mạnh, dùng cốc quá lớn hoặc để móng tay dài cũng dễ làm “cô bé” đau rát đó nhé.
Theo nghiên cứu của The Lancet, chỉ có khoảng 5 người (chiếm 0,15% người tham gia) từng bị rau rát nhẹ hoặc mạnh ở “cô bé” khi sử dụng cốc nguyệt san. Vấn đề này có thể do các chị em đặt chiếc cốc sai vị trị hoặc do sự khác biệt về giải phẫu.
Dị ứng da hoặc phản ứng dị ứng
Với bất kỳ sản phẩm dành cho chu kỳ kinh nguyệt nào cũng có thể gây dị ứng da hoặc phản ứng dị ứng. Và cốc nguyệt san cũng không ngoại lệ, với một số lượng nhỏ người dùng gặp phải tình trạng này.
Cũng theo The Lancet, có 6 trường hợp (chiếm 0,18% tổng số người tham gia) bị dị ứng khi sử dụng cốc nguyệt san này.
Để giảm thiểu gây phát ban hoặc dị ứng da khi sử dụng cốc nguyệt san, bạn chọn các cốc có thương hiệu uy tín, chất liệu 100% silicon y tế dùng cho đảm bảo bạn nhé.
Ngoài ra, bạn nên vệ sinh cốc nguyệt san thường xuyên, điều này cũng giảm thiểu tình trạng này đấy bạn.
Vấn đề tiết niệu
Cốc nguyệt san khi đưa vào “cô bé” có thể vô tình mang vi khuẩn vào hoặc làm kích ứng niệu đạo. Đây là tình trạng gặp phải với 1 số ít chị em dùng cốc nguyệt san thôi.
Có một số trường hợp nhỏ khi dùng cốc nguyệt san gặp phải trình trạng khó tiểu nữa đó. Lý do là khi dùng cốc nguyệt san bị đẩy lên niệu đạo và gây tắt nghẽn.
The Lancet cũng chỉ ra rằng, 9 người trong số 3.319 người tham gia chiếm 0,27% gặp các triệu chứng tiết niệu. 3 trong số đó bị thận ứ nước – một tình trạng thận bị ứ nước do nước tiểu không thoát ra ngoài được.
Kết quả chụp y tế để kiểm tra và thấy rằng cả 3 trường hợp đó có sử dụng cốc nguyệt san và có thể đặt sai vị trí cố mà dẫn đến tình trạng này.
Tác động vòng tránh thai
Cốc nguyệt san có thể làm bong vòng tránh thai nếu chị em sử dụng vòng tránh thai. Khi vòng tránh thai bị tác động nó có thể sẽ không còn hiệu quả tránh thai được nữa.
The Lancet báo cáo rằng việc sử dụng cốc nguyệt san dẫn đến việc vòng tránh thai bị bung ra hoặc ra khỏi âm đạo trong 13 người tham gia (chiếm 0,39%).
Điều đáng nói ở đây, trục xuất vòng tránh thai tự nhiên xảy ra trong khoảng 1/20 người, có hoặc không sử dụng cốc nguyệt san. Nó thường xảy ra trong một kỳ kinh nguyệt, vì vậy không thể khẳng định rằng cốc nguyệt san là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này đối với vòng tránh thai.
Một nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng nguy cơ trục xuất vòng tránh thái không cao hơn khi các chị em sử dụng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san.

Tuy nhiên, những chị em nào sử dụng vòng tránh thai có thể tránh dùng cốc nguyệt san nếu chị em quá lo lắng về nguy cơ nó bị bung ra ngoài.
Nguy cơ nhiễm trùng
The Lancet chỉ ra rằng, họ không tìm thấy thông tin nào cho rằng dùng cốc nguyệt san có nguy cơ nhiễm trùng hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng cốc nguyệt san ít gây nhiễm trùng hơn tampon băng vệ sinh thông thường.
Tuy nhiên, việc sử dụng cốc nguyệt san không an toàn và không vệ sinh thì vẫn có một nguy cơ nhỏ bị nhiễm trùng khi sử dụng cốc đối với “cô bé” đấy nhé.
Hội chứng sốc độc tố
Hội chứng sốc độc tố là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng mà một chủng Staphylococcus aureus gây ra.
Nó thường được kết hợp với băng vệ sinh, nhưng trong một số trường hợp rất ít, nó cũng xảy ra ở những chị em sử dụng cốc nguyệt san.
Một số người ủng hộ cốc nguyệt san trích dẫn nghiên cứu cũ hơn như bằng chứng rằng hội chứng sốc độc tố chỉ xảy ra khi mọi người sử dụng các chất liệu có tính thấm hút cao bên trong, chẳng hạn như những chất liệu có trong băng vệ sinh.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hội chứng sốc độc tố cũng có thể xảy ra ở những người dùng cốc nguyệt san.
Theo các tác giả của bài đánh giá trên The Lancet, rủi ro của hội chứng sốc độc tố là thấp.
Cốc nguyệt san có bị đau không?
Nhiều chị em không cảm thấy đau khi đưa cốc nguyệt san vào “cô bé”. Tuy nhiên, cũng cần thực hiện tốt việc sử dụng cốc nguyệt san để tránh bị đau rát.
Trong hầu hết các trường hợp, chị em có thể không nhận ra họ đã sử dụng những chiếc cốc này vì nó được tạo thành từ silicon dẻo có khả năng làm ấm lên để phù hợp với nhiệt độ cơ thể của bạn.
Cốc nguyệt san có làm rách màng trinh không?
Trinh tiết luôn là đề tài được bàn tán nhiều trên mạng. Có rất nhiều quan điểm khác nhau và mình thì không muốn bàn đến quan điểm này.
Dưới góc độ của người thường xuyên sử dụng cốc nguyệt san thì việc dùng cốc làm rách màng trình hoàn toàn không đúng. Việc màng trinh bị rách là do rất nhiều nguyên nhân chảng hạn như việc quan hệ của chị em.

Tuy nhiên, đối với mình không quan trọng lắm đâu. Ngày nay xã hội phát triển, còn trinh hay không nó không phản ánh được con người bạn nên yên tâm.
Bạn cứ dùng cốc nguyệt san như 1 phương pháp bảo vệ sức khỏe cho mình trong những ngày “dâu” nhé.
Phần kết
Trên đây là 7 tác hại khi sử dụng cốc nguyệt san, trong đó việc sử dụng cốc không đúng cách sẽ là nguyên nhân của nhiều thứ hơn.
Chọn đúng cốc nguyệt san tốt nhất cũng là việc cần thiết để hạn chế những khó khăn trong quá trình sử dụng cốc nguyệt san sau này.
Việc dùng cốc ảnh hưởng đến màng trinh chị em cũng là vấn đề mình đã tháo gỡ cho bạn.
Hi vòng qua những chia sẻ này bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về cốc nguyệt san để tránh những tác hại mà bạn có thể tránh được.
Nguồn tham khảo và lược dịch: